NGHIỆM THU ĐỀ TÀI "NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC KHU BẢO TỒN" CỦA TS.ĐỖ THỊ XUYẾN

Tháng Mười 08 2020

Theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài số 32/QĐ-NCCA ngày 10/10/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng ngày 25/10/2017, Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á đã tổ chức họp nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị làm cơ sở cho công tác khu bảo tồn ” do TS. Đỗ Thị Xuyến, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN làm chủ nhiệm.

Dưới sự chủ trì của chủ tịch Hội đồng nghiệm thu GS. TS. Trịnh Tam Kiệt, Hội đồng đã nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu nhận tài trợ kinh phí của Trung tâm thực hiện trong thời gian 24 tháng (từ 7/2015 ~ 7/2017).

  1. Kết quả nghiên cứu đạt được:

-          Đã xây dựng danh lục thực vật: hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xác định được 1462 loài, 701 chi trong 166 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta).

-          Xác định được vùng phân bố cụ thể cho 2 loài là Chàm hossei và Thài lài Trung Quốc ở Việt Nam.

-          Đã đánh giá tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu là đa dạng phong phú.

-          Đã đưa ra 6 nguyên nhân trực tiếp và 5 nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm nguồn tài nguyên thực vật, 6 nhóm giải pháp tồn đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu.

  1. Kết quả đạt được:

Kết quả công bố:

02 báo cáo tại Hội nghị  Khoa học toàn quốc (có phản biện).

01 bài báo công bố trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cẩm nang giới thiệu “Thực vật thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”

Kết quả đào tạo: 01 Nghiên cứu sinh, 01 luận văn Thạc sĩ, 03 cử nhân

Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài đã nêu ra được một số nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật tại khu bảo tồn và chỉ ra các giải pháp phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương, từ đó có thể hạn chế được tình trạng phá rừng làm giảm sự đa dạng của hệ thực vật. Kết quả nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao, đã phát hiện được ba loài mới, bổ sung thêm được một loài được cho là đặc hữu của Trung Quốc. Hội đồng nhất trí xếp loại: Xuất sắc và kiến nghị Trung tâm ARC tạo điều kiện để quyển cẩm nang được xuất bản thành sách.

Thành công

Thất bại